Kế hoạch phòng chống virut corana của trường cao đẳng Lao động -Xã hội Hải Phòng

admin | Lượt xem 439 | Cỡ chữ

Trường Cao đẳng Lao động - Xã hội Hải Phòng ban hành kế hoạch ứng phó đối với các tình huống xảy ra khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virut Corona gây ra

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG

LAO ĐỘNG - XÃ HỘI HẢI PHÒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    Số:  26 /KH - CĐLĐXH                       Hải Phòng, ngày 03 tháng 02 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

Về việc ứng phó đối với các tình huống xảy ra dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virut Corona mới (nCoV) gây ra

          Căn cứ các văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và Ủy ban nhân dân Thành phố: Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 24/01/2020 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona; Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 29/01/2020 ứng phó đối với các tình huống xảy ra dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút Corona mới trên địa bàn thành phố, Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 03/02/2020 về việc tăng cường các biện pháp công tác phòng, chống trước các diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virut Corona gây ra;

          Các văn bản của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội: Kế hoạch số 10/KH-SLĐTBXH ngày 03/02/2020 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ứng phó đối với các tình huống xảy ra dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV) gây ra. Công văn số 309/SLĐTBXH-VP ngày 05/02/2020 về việc triển khai Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 03/02/2020 và Công văn số 631/CV-UBND ngày 05/02/2020 của UBND Thành phố; Công văn số 3291/SLĐTBXH-GDNN về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra;

          Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra, Trường Cao đẳng Lao động – Xã hội Hải Phòng ban hành Kế hoạch ứng phó đối với các tình huống xảy ra dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra như sau:

          I. MỤC TIÊU

          1. Mục tiêu chung

          - Triển khai quyết liệt kịp thời các giải pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và khống chế dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút Corana mới, sẵn sàng ứng phó với các tình huống phòng chống dịch.

          - Phát hiện sớm trường hợp dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra để xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong.

          2. Các tình huống và mục tiêu cụ thể

          a) Tình huống 1: Chưa phát hiện trường hợp bệnh

          Mục tiêu: Phát hiện sớm các trường hợp nhiễm vi rút Corona (nCoV) để xử lý triệt để, tránh lây lan ra cộng đồng.

          b) Tình huống 2: Xuất hiện ca bệnh xâm nhập

          Mục tiêu: Khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan ra cộng đồng.

          c) Tình huống 3: Dịch bệnh lây lan ra cộng đồng

          Mục tiêu: Đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lan rộng trong cộng đồng.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

1. Tình huống 1: Chưa phát hiện trường hợp nhiễm vi rút Corona (nCoV)

- Xây dựng kế hoạch về ứng phó đối với các tình huống xảy ra dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra; thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra.

- Chỉ đạo triển khai công tác tuyên truyền về cơ chế lây truyền và cách phòng ngừa bệnh đối với 100% cán bộ, viên chức, người lao động tại các cơ sở thuộc trường thực hiện để bảo vệ bản thân và gia đình.

- Toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động trong trường sử dụng khẩu trang vải, khẩu trang y tế trong khi làm việc, tiếp khách; bố trí xà phòng, nước rửa tay tại các nơi vệ sinh công cộng của cơ quan đảm bảo giữ vệ sinh cá nhân; khử trùng tại khu vực cơ quan nơi tập trung đông người làm việc, nhằm ngăn chặn nguy cơ lây dịch.

- Hoãn, dừng, tạm hoãn tổ chức các cuộc họp (nếu thực sự chưa cấp thiết).

- Thường xuyên tổ chức đánh giá nguy cơ để đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp (Theo chức năng của Nhà trường).

- Thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến về tình hình dịch bệnh corona để phổ  biến cho cán bộ, viên chức, người lao động tại cơ quan về mối nguy hiểm từ việc lây lan trong cộng đồng nhằm chủ động áp dụng những biện pháp phòng, chống nguy cơ dịch bệnh xâm nhập và bùng phát trên địa bàn thành phố.

- Theo dõi và quản lý các tin đồn về tình hình dịch bệnh để có biện pháp xử lý, cung cấp thông tin kịp thời, phù hợp.

- Rà soát tình hình thuốc, vật tư, trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác giám sát, xử lý ổ dịch, thu dung, cấp cứu, xét nghiệm, điều trị bệnh nhân, xây dựng kế hoạch bổ sung và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bố trí kinh phí, chuẩn bị sẵn sàng vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp, chống khi có dịch xảy ra.

2. Tình huống 2: Xuất hiện ca bệnh xâm nhập

- Chỉ đạo triển khai các hoạt động tăng cường truyền thông phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra, giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch tại đơn vị.

- Các phòng, khoa, bộ phận theo dõi sát diễn biến tình hình, đánh giá tình hình hàng ngày tham mưu kịp thời với bộ phận thường trực theo dõi, nắm bắt những vấn đề liên quan đến phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra của Trường Cao đẳng Lao động – Xã hội Hải Phòng ( sau đây viết tắt là bộ phận thường trực của Trường) báo cáo Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của thành phố để chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng chống dịch.

- Thực hiện quy chế người phát ngôn về tình hình dịch bệnh theo quy định.

- Tăng cường giám sát các trường hợp viêm phổi có yếu tố dịch tễ liên quan, tăng cường giám sát, xét nghiệm để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, triển khai các biện pháp khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch khi xuất hiện trường hợp bệnh đầu tiên, không để lan rộng.

- Giám sát, theo dõi tình trạng sức khỏe của những người có tiếp xúc gần với người bệnh trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối; cách ly những trường hợp mắc bệnh và nghi ngờ, lấy mẫu xét nghiệm. Hướng dẫn cho việc chăm sóc tại nhà của người bệnh và phòng ngừa lây nhiễm giữa các thành viên trong gia đình.

- Cập nhật tình hình dịch bệnh, thông báo cho các cơ quan thông tấn báo chí, cộng đồng.

- Tổ chức họp báo định kỳ hoặc đột xuất để cung cấp các thông tin và định hướng đưa tin kịp thời và chính xác về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng chống.

- Cập nhật, bổ sung các thông điệp truyền thông, các tài liệu truyền thông, khuyến cáo phòng, chống dịch cho phù hợp với các đối tượng nguy cơ và phổ biến tại đơn vị.

- Phối hợp quản lý các tin đồn về tình hình dịch bệnh ngăn chặn kịp thời các thôn tin phóng đại, thông tin sai, không chính xác về tình hình dịch gây hoang mang trong cộng đồng.

- Đưa bệnh nhân theo phân tuyến điều trị.

- Thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình diễn biến của người bệnh.

- Tiếp tục chuẩn bị vật tư, hóa chất, phương tiện kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống trong trường hợp dịch lan rộng, kéo dài.

- Xây dựng kế hoạch dự trữ, bổ sung  thuốc, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch trong trường hợp lan rộng, kéo dài.

3. Tình huống 3: Dịch lây lan cộng đồng

- Các phòng, khoa, bộ phận báo cáo diễn biến tình hình dịch bệnh hàng ngày, tham mưu với Bộ phận thường trực của Trường để báo cáo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh của thành phố các biện pháp phòng, chống dịch để nhận được chỉ đạo kịp thời.

- Bộ phận thường trực của Trường tham mưu lãnh đạo Trường về việc huy động nguồn lực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai các hoạt động tại các cơ sở.

- Thường xuyên đánh giá hiệu quả các biện pháp đáp ứng để điều chỉnh kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế.

- Triển khai các biện pháp khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch mới. Thực hiện việc giám sát trường hợp bệnh, điều tra, theo dõi chặt chẽ các trường hợp tiếp xúc.

- Tăng cường giám sát các bệnh nhân và các cán bộ bị viêm phổi có yếu tố dịch tễ liên quan tại các cơ sở.

- Tổ chức họp báo định kỳ hoặc đột xuất để cung cấp các thông tin và định hướng đưa tin kịp thời và chính xác về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng chống.

- Cập nhật, bổ sung các thông điệp truyền thông, các tài liệu truyền thông, khuyến cáo phòng, chống dịch cho phù hợp với các đối tượng nguy cơ và phổ biến tại đơn vị.

- Đẩy mạnh truyền thông khuyến cáo về phòng chống dịch bệnh tại đơn vị.

- Quản lý các tin đồn về tình hình dịch bệnh ngăn chặn kịp thời các thông tin phóng đại, thông tin sai, không chính xác về tình hình dịch gây hoang mang trong cộng đồng.

- Đưa bệnh nhân theo phân tuyến điều trị.

- Thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình diễn biến của người bệnh.

- Thực hiện chính sách cho các cán bộ thực hiện công tác điều tra, xác minh ổ dịch, thường trực phòng chống dịch và các bộ thực hiện thu dung, điều trị, chăm sóc bệnh nhân.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nCoV của Trường

- Theo dõi, nắm bắt những vấn đề liên quan đến phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virut Corona gây ra để kịp thời tham mưu Lãnh đạo nhà trường.

- Tham mưu báo cáo đột xuất, định kỳ cấp có thẩm quyền về kết quả thực hiện theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo Quyết định thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nCoV.

2. Các phòng, khoa, bộ phận và các cơ sở thuộc trường:

- Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra cho toàn thể viên chức, người lao động tại các phòng, khoa, bộ phận và các cơ sở.

- Thực hiện đầy đủ các hoạt động về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra theo tình huống cụ thể.

- Tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương, thành phố, hướng dẫn của Ngành y tế phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona.

- Báo cáo, đề xuất nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường xảy ra để kịp thời xử lý.

- Yêu cầu các phòng, khoa, bộ phận và các cơ sở thường xuyên chủ động cập nhật nắm  bắt tình hình dịch bệnh thuộc lĩnh vực phụ trách, tham mưu kịp thời với Lãnh đạo nhà trường các tình huống xảy ra dịch bệnh nCoV.

- Kế hoạch này sẽ được cập nhật và điều chỉnh thường xuyên, kịp thời để phù hợp với diễn biến của tình hình dịch, cũng như quá trình triển khai công tác phòng, chống dịch trên thực tế.

3. Phòng Tổ chức – Hành chính chịu trách nhiệm chuẩn bị các áp phích phục vụ công tác tuyên truyền. Chuẩn bị vật tư, hóa chất phục vụ việc phòng, chống dịch.

4. Phòng Kế toán – Tài vụ chuẩn bị kinh phí phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch và các kinh phí dự phòng khác.

Trên đây là Kế hoạch ứng phó đối với các tình huống xảy ra dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra của Trường Cao đẳng Lao động – Xã hội Hải Phòng, yêu cầu các phòng, khoa, bộ phận và các cơ sở tập trung triển khai thực hiện./.

 

Nơi nhận:

- Như điều 2;

- Lưu: VT.

KT.HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

                                         (Đã ký)

Lưu Thanh Tân

 

Kế hoạch ứng phó đối với các tình huống xảy ra khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virut Corona gây ra

admin

admin

Trường Cao đẳng Kinh tế Hải Phòng
Địa chỉ: Số 83 Đường Bạch Đằng - Hạ Lý - Hồng Bàng - Hải Phòng
Điện thoại: 0225.3842619 -0225.3669178
Email: caodangkinhtehp@gmail.com – Websitecdkthp.edu.vn

8/10 146 bài đánh giá
Hỗ trợ Online
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 74
  • Hôm qua: 307
  • Tuần này: 74
  • Tuần trước: 3701
  • Tháng này: 32530
  • Tháng trước: 44180
  • Tổng lượt truy cập: 425799
0225.3669.178
messenger icon